Bánh hồng là món bánh đặc sản nổi tiếng của vùng đất Quy Nhơn, Bình Định. Bánh được làm từ những nguyên liệu đơn giản, nhưng khi cắn một miếng bánh hồng Bình Định bạn sẽ cảm nhận được ngay sự hòa quyện hoàn hảo giữa vị dẻo thơm của nếp, vị béo bùi của dừa và vị ngọt thanh của đường tạo nên một hương vị đặc trưng khó cưỡng.
Nguồn gốc bánh hồng Bình Định
Bánh hồng có nguồn gốc từ thị trấn Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Giống như bánh cốm, bánh phu thê ở ngoài miền bắc, bánh hồng Tam Quan Bình Định thường xuất hiện trong những dịp đặc biệt như đám cưới, đám hỏi, bữa tiệc ở vùng quê Bình Định và trở thành một món bánh báo tin vui hạnh phúc lứa đôi
Bánh hồng Tam Quan Bình Định có nhân màu gì
Tuy có tên gọi là bánh hồng nhưng lại chỉ có một màu trắng đục của nếp, trắng từ trong trắng ra, đến bây giờ không ai có thể giải thích được vì sao. Có lẽ do bánh tượng trưng cho niềm vui, niềm hạnh phúc của đôi lứa, nên loại bánh này mới được gọi như vậy.
Giống như bánh ít lá gai, bánh hồng Bình Định có ngoại hình bên ngoài cũng đơn giản, mộc mạc như nét đặc trưng của những người dân nơi đây, nhưng bên trong chứa đựng nhiều ý nghĩa. Người dân Bình Định có câu nói “khi nào cho tui ăn bánh hồng” thì có nghĩa là khi nào bạn làm đám cưới.
Địa chỉ mua bánh hồng Bình Định ở Quy Nhơn
Hiện tại, có nhiều địa điểm bán bánh hồng ở Quy Nhơn của người dân địa phương. Để đảm bảo chất lượng ngon nhất, khách hàng hãy đến cửa hàng Dịch Vụ Xứ Nẫu, ăn thử món bánh hồng Quy Nhơn chính gốc và mua làm quà cho người thân yêu.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 61 Nguyễn Lữ, Tp Qui Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0905 088 159
Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng đặt mua bánh hồng và các loại đặc sản như: rượu bầu đá hay chả ram tôm đất online ngay tại nhà. Bạn chỉ cần truy cập website, lựa chọn sản phẩm ưng ý và đặt hàng. Bánh sẽ được giao đến tận nhà bạn trong thời gian ngắn nhất.
Cách làm bánh hồng đặc sản Bình Định dẻo thơm tại nhà
Các nguyên liệu chính để làm bánh:
Gạo nếp ngự
Dừa
Đường kính
Hướng dẫn cách làm
Gạo nếp đem rửa sạch, vò kỹ, ngâm qua đêm để nếp ngấm đủ nước rồi đem xay thành bột. Sau đó, phần bột được ép ráo nước trộn với dừa nạo, nhồi thật dẻo, luộc chín.
Trong quá trình luộc bột phải canh lửa cho đến khi bột chín thì tắt bếp, đây là khâu quan trọng nhất, công đoạn này đòi hỏi người làm phải có sự khéo léo và kinh nghiệm canh lửa để sao cho không bị “trong sống, ngoài chín” hoặc quá chín bánh sẽ mất ngon.
Bột luộc xong vớt ra cho vào ngay chảo đường đang sên sôi sùng sục, dùng đũa bếp hai tay đánh thật nhanh để các cục bột tan ra trộn lẫn vào nước đường.
Đến khi hỗn hợp bột đã tan đều thì phải hạ lửa riu riu, cứ thế mà đánh không cho bột sít. Khi bột đã tới rồi, dùng tay sờ vào bột sẽ không bị dính tay. Bạn có thể thêm màu hồng phấn nhẹ của gấc, màu xanh của lá dứa cho bánh có màu sắc đẹp hơn.
Rải bột nếp khô lên mâm, dùng đũa bếp vớt nguyên dề bột trong chảo ra, dùng tay dạt bánh cho đều ra.
Dạt bánh có độ dày khoảng 2 đến 3 cm, rồi rưới lên trên mặt bánh một lớp bột nếp khô là đã hoàn thành món bánh truyền thống của vùng đất Bình Định thơm ngon đơn giản tại nhà.
Cách thưởng thức
Bánh hồng Bình Định có thể thưởng thức trực tiếp hoặc kết hợp cùng trà nóng để cảm nhận trọn vẹn hương vị. Bánh cũng có thể được dùng như món tráng miệng sau bữa ăn hoặc làm quà tặng cho bạn bè, người thân.
Bánh hồng Bình Định để được bao lâu
Bánh hồng Bình Định rất ngon, nhưng điểm trừ của bánh là thời gian bảo quản chỉ trong khoảng 4 ngày, quá hạn bánh sẽ bị cứng.
Bạn nên chọn mua bánh mới ra lò vì nhiều nơi bán bánh đã cũ nên không thể để lâu, bạn hãy yêu cầu nơi bán cung cấp thông tin chính xác ngày sản xuất.
Do không chất bảo quản, nên sử dụng trong thời gian này là ngon nhất. Nhưng nếu bạn muốn dùng được lâu hơn thì có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, khi ăn chỉ cần lấy ra hấp lại là được, bánh vẫn dẻo và thơm như mới.
Anh Khoa (xác minh chủ tài khoản) –
Chất lượng ngon, ít ngọt, giá hợp lý