Cá ngừ đại dương là một trong những loại thực phẩm nổi tiếng với hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao nên được nhiều người yêu thích. Ăn cá ngừ thường xuyên có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe như: giảm cholesterol, giảm cân, bảo vệ chức năng gan, bổ mắt, tăng cường trí não, bổ sung sắt, ngăn ngừa xơ vữa động mạch…

Cá ngừ đại dương còn gọi là cá bò gù là loại cá lớn thuộc họ Cá bạc má (Scombridae), và được đánh bắt nhiều ở vùng biển Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên. Thị trường xuất khẩu chính của cá ngừ Việt Nam là Mỹ, EU và một số nước như Nhật, Hàn Quốc, Canada…
Cá ngừ đại dương giá bao nhiêu?
Mức giá của cá ngừ đại dương Bình Định không quá đắt, dao động từ khoảng 220 – 350 nghìn đồng tùy từng loại.
Nguyên con từ 40kg: 220.000 đ/kg
Phi lê (Kacu): 350.000 đ/kg
Giá có thể thay đổi theo thời điểm mùa cá trong năm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0905 088 159 để được báo giá chính xác nhất.
Mua cá ngừ đại dương ở đâu
Khách hàng có thể đặt mua cá ngừ đại dương nguyên con, cá ngừ phi lê tại cửa hàng Dịch Vụ Xứ Nẫu – Chuyên cung cấp hải sản tươi sống các loại, hàng đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 61 Nguyễn Lữ, Ngô Mây, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0905 088 159 Giao hàng toàn quốc
Cam kết chất lượng sản phẩm tươi ngon nhất với giá hợp lý nhất.
Cách chọn mua cá ngừ đại dương ngon
Cá ngừ đại dương nguyên con
Khi mua cá ngừ bạn hãy chú ý các thành phần sau:
Xem mắt cá: Nếu mắt cá trong, lấp lánh không bị đục, thấy rõ cả phần con ngươi bên trong và hơi phồng lên một chút. Là cá vẫn còn tươi.
Da cá: Da phải sáng bóng và ướt, không bị đổi màu hoặc xỉn.
Thịt cá: Cá tươi phần thịt phải săn chắc, khi nhấn vào thịt có độ đàn hồi, không lún, đặc biệt là phần bụng. Nếu thịt mềm hoặc nhợt nhạt thì cá đã bị ươn
Mang cá: kiểm tra mang cá phải còn đỏ tươi, nếu cá để lâu thì phần mang sẽ có màu đỏ sẫm, hoặc nâu đen.
Mùi của cá: Cá ươn sẽ có mùi hơi khai tựa như khí amoniac.
Cá ngừ đại dương phi lê
Bạn nên chọn những miếng cá phi lê có màu đỏ tươi.
Kiểm tra hạn sử dụng, cá biển đông lạnh tốt nhất là nên sử dụng trong vòng 1 tháng sau khi đánh bắt.
Xem bao bì có bị rách, hở không, quan sát thịt cá nếu bị thâm đen có thể chúng đã bảo quản trong thời gian quá lâu hoặc đã từng được rã đông rồi cấp đông trở lại.
Các loài cá ngừ đại dương phổ biến ở Việt Nam
Cá ngừ vây vàng
Loài cá biển này có thân hình khá lớn và chúng có đặc điểm nổi bật chính là bởi những chiếc vây màu vàng sậm, sống thành từng bầy đàn. Cá vây vàng thường được tìm thấy ở các vùng biển xa bờ thuộc miền Trung và khu vực Đông Nam Bộ.
Cá ngừ vây xanh
Loại cá này có vây màu xanh, trọng lượng trung bình nặng khoảng 150kg. Hiện nay, chúng ngày càng trở nên khan hiếm và khó đánh bắt nên giá thành cao.
Một con cá vây xanh nặng 276kg được bán trong phiên đấu giá đầu năm tại chợ Toyosu, Tokyo với giá 1,8 triệu USD
Chúng có xu hướng bơi thành bầy với những loại cá khác có cùng kích cỡ, bao gồm các họ cá ngừ cũng như các loại cá lớn hơn như cá heo, cá voi hay cá nhám voi. Cá vây xanh ăn các loại cá nhỏ, động vật giáp xác hay mực.
Cá ngừ bò
Cá ngừ bò khá nhỏ và thon dài, sống thành từng đàn và phân bố nhiều ở khu vực vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nam Bộ ở nước ta.
Đặc điểm của cá gồm 2 vây lưng, 2 vây cánh, 2 vây bụng, thịt khá nhiều xương. Thân hình của nó có màu xám đen, phần lưng có màu xám xanh đậm hơn.
Cá ngừ ồ
Cá ngừ ồ hay cá ồ có thân hình khá mảnh mai và nhỏ, đặc điểm nhận dạng của dòng cá này nằm ở vây lưng có hình tam giác.
Cá thường sinh sống ở gần mặt nước, thức ăn của chúng là mực, cá nhỏ, các sinh vật phù du và ấu trùng. Tại nước ta, cá ồ xuất hiện nhiều ở vùng duyên hải miền Trung.
Cá ngừ bông
Loài cá này sinh sống chủ yếu ở các khu vực nước ấm, cá ngừ bông được tìm thấy nhiều tại các vùng biển miền Trung và Nam Bộ. Cá có kích thước trung bình hình con thoi, phần đầu hơi nhọn.
Điểm khác biệt của dòng cá này là phần bụng trắng sáng bạc và có từ 2 – 5 chấm đen ở đoạn giữa vây ngực và vây bụng. Phần lưng của cá có màu xanh sẫm cùng với những dài màu đốm đen khá đặc biệt.
Cách bảo quản
Cá ngừ được đánh bắt ngoài biển xa, mỗi chuyến đi thường diễn ra trong nhiều ngày. Vì vậy, công đoạn bảo quản đông lạnh là cực kỳ quan trọng để cá luôn tươi ngon và giữ được các dưỡng chất.
Bảo quản đông lạnh phải đảm bảo được thực hiện đúng quy trình từ công đoạn sơ chế đến khâu làm lạnh qua các bước như sau:
Sơ chế
Cá ngừ sẽ được làm choáng trước khi đưa lên tàu. Sau đó, cá sẽ được làm sạch bụi bẩn bám trên da, cắt bỏ phần mang, nội tạng, vây đuôi và loại bỏ hết máu. Cá được rửa nhiều lần để đảm bảo loại bỏ hết chất bẩn còn sót lại.
Quy trình làm lạnh
Cá được cho vào túi nilon to, mỏng có đục lỗ và hạ nhiệt trung gian trong các thùng chứa cá chuyên dụng khoảng 15 – 18 độ C. Khi cá đạt đến nhiệt độ này thì tiếp tục làm lạnh sâu xuống từ -2 đến 0 độ C, duy trì nhiệt độ này trong khoảng 10 – 12 tiếng. Quy trình làm lạnh này giúp bảo quản cá tươi ngon và không bị mất đi dinh dưỡng có trong cá.
Cá ngừ đại dương làm món gì ngon
Thịt cá ngừ được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết loại thực phẩm bổ dưỡng này nên làm món gì ngon thì bạn có thể tham khảo các món ngon và công thức dưới đây nhé.
Cá ngừ sashmi
Nhắc đến sashimi, hẳn không thể bỏ qua món sashimi cá ngừ, một tuyệt phẩm với hương vị tươi ngon khó cưỡng. Những lát cá ngừ đại dương được thái mỏng, giữ trọn độ tươi ngọt tự nhiên, khi chấm cùng mù tạt cay nồng và nước tương đậm đà sẽ mang đến trải nghiệm ẩm thực tinh tế và đầy hấp dẫn.
Cá ngừ nướng
Cá ngừ đại dương nướng là món ăn phổ biến, dễ làm và thơm ngon, có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như nướng muối ớt, nướng sa tế hay nướng giấy bạc tận dụng vị ngọt tự nhiên của thịt cá kết hợp với các gia vị đặc trưng.
Cách chế biến cá ngừ đại dương nhúng giấm
Nguyên liệu:
Cá ngừ phi lê: 1kg
Nước dừa tươi: 1 quả
Giấm gạo ngon, gừng sắc sợi, hành tây thái mỏng
Rau sống ăn kèm: xà lách, chuối xanh, khế, dưa leo, dứa, rau thơm
Bún
Hành lá
Gia vị: mắm nêm, muối, dầu hào, dầu mè
Cách làm món cá ngừ nhúng giấm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt cá ngừ thái bản to và mỏng (Mẹo: cho cá vào ngăn đông tủ lạnh để cá hơi cứng lại, cắt sẽ đều, đẹp hơn)
Ướp cá đã cắt lát cùng 2 thìa canh dầu hào, 3 thìa canh dầu mè và hành tây thái mỏng.
Rau rửa sạch và để ráo nước. Chuối và dưa leo thái lát mỏng, dứa gọt vỏ thái miếng, hành lá cắt khúc.
Mách nhỏ: Muốn chuối và khế xanh ngon thì nên ngâm với nước muối khoảng 5 – 10 phút.
Bước 2: Pha nước mắm nêm
Băm hỗn hợp gừng, tỏi, ớt với một chút đường và dứa.
Cho một phần hỗn hợp trên vào nước mắm nêm rồi khuấy đều. Nếm thử có vị hơi ngọt, đậm, cay là được.
Đun nóng dầu ăn rồi phi thơm phần hỗn hợp còn lại. Pha tiếp 1 thìa canh mắm nêm cùng 1 bát nước lọc vào chảo đun sôi hớt bọt. Nêm thêm vào 2 thìa canh đường và thử sao cho vừa miệng thì thôi.
Bước 3: Chuẩn bị nước dùng
Công thức: 1 trái dừa + 1 bát giấm + 2 thìa hạt nêm + 1 thìa đường + 1 củ hành tây (nêm nếm theo khẩu vị), có thể cho thêm vài miếng dứa để nước ngọt thanh hơn.
Bước 4: Chuẩn bị mọi nguyên liệu ra đĩa, khi ăn bắt nồi nước dùng lên bếp cho sôi, nhúng cá đã ướp vào nước dùng rồi gắp ra đĩa
Cá có thể ăn sống chấm mù tạc, nên các bạn chỉ cần nhúng sơ là cá đã chín mềm, ngọt. Ăn tới đâu nhúng tới đó, nhúng lâu cá sẽ bị khô cứng, mất vị ngọt tự nhiên.
Món ăn này bạn có thể ăn kèm với các loại rau, nấm, chấm nước mắm nêm rất ngon, thích hợp để bạn quây quần bên những người thân trong gia đình hoặc vui vẻ cùng bạn bè .