Bánh ít lá gai là đặc sản nổi tiếng của vùng đất võ Bình Định. Mặc dù có nhiều nơi làm món bánh này, nhưng bánh ít lá gai Bình Định từ cách làm đến hương vị đều rất riêng và vô cùng tinh tế, chinh phục cả những thực khách khó tính nhất. Hãy cùng dichvuxunau.vn tìm hiểu ngay nhé!
Giới thiệu bánh ít lá gai Bình Định
Bánh ít là một loại bánh phổ biến ở Việt Nam và ở mỗi miền lại có cách làm, hình dạng và mùi vị khác nhau. Bánh ít Bình Định được làm từ bột nếp, đậu xanh, dừa nạo và lá gai với phương pháp hấp cách thủy.
Bánh ít lá gai là món bánh truyền thống không thể thiếu trong các dịp quan trọng như lễ, Tết, cưới hỏi của người dân Bình Định. Ca dao Bình Định có câu: “Muốn ăn bánh ít lá gai/Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi.”
Nguồn gốc:
Có một số giả thuyết cho rằng bánh có nguồn gốc từ thời vua Hùng thứ sáu. Khi ấy, trong cuộc thi bánh chưng, bánh dày, nàng công chúa út của vua đã khéo léo kết hợp 2 loại bánh này với nhau và sáng tạo nên chiếc bánh mới. Nàng dâng lên vua cha khen ngon và gọi đó là “bánh ít”.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu, bánh ít bắt nguồn từ Chăm, du nhập vào Việt Nam qua quá trình giao thoa văn hóa. Bánh hình chóp nón tượng trưng cho tháp chàm, đó là cách nhìn của họa sĩ. Nếu nhìn dưới đôi mắt người bình thường thì đó là đôi nhũ hoa của thiếu nữ nên có câu ca dao: “Gặt rồi em đứng chờ ai?/Mang chi đôi bánh lá gai đẫy đà” (nguồn: binhdinh.gov.vn).
Mua bánh ít lá gai chính gốc tại Quy Nhơn
Nếu bạn muốn thưởng thức bánh ít lá gai tại Quy Nhơn và mua về làm quà biếu cho bạn bè hay gia đình của mình, bạn có thể mua tại cửa hàng Dịch Vụ Xứ Nẫu – Đơn vị uy tín chuyên cung cấp đặc sản Bình Định. Sản phẩm chất lượng, giao hàng nhanh.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 61 Nguyễn Lữ, Ngô Mây, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0905 088 159
Đặt bánh ngay hôm nay để nhận giá ưu đãi!
Cách làm bánh ít lá gai truyền thống Bình Định
Cách làm bánh không khó nhưng yêu cầu người thợ phải có sự tỉ mỉ, trải qua nhiều công đoạn để có được hương vị đặc biệt.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Lá gai: 300gr
Bột nếp: 250gr
Đậu xanh: 150gr
Dừa nạo: 150gr
Đường cát: 210gr
Mè trắng: 30gr
Lá chuối tươi
Gừng tươi, muối, dầu ăn
Làm bột bánh
Đầu tiên đối với lá gai, bạn tước bỏ phần gân lá lớn để khi xay được mịn và không bị vướng các xơ lá. Lá gai sau khi rửa sạch đem luộc khoản 30 phút cho chín nhừ, vớt ra xay nhuyễn với một ít nước và gừng rồi lọc lấy phần bột nhão.
Lưu ý: Lá gai cần xay thật nhuyễn, bước này sẽ quyết định thành phẩm những chiếc bánh có mịn màng, dẻo thơm hay không.
Tiếp tục cho phần lá gai vào tô cùng với bột nếp, đường và một ít muối rồi dùng tay nhồi đều đến khi thành một khối bột chuyển sang màu xanh, dẻo mịn, không dính tay là được. Dùng màng bọc thực phẩm bọc khối bột lại và để bột nghỉ khoảng 30 phút.
Làm nhân bánh
Đậu xanh xay bửa đôi, ngâm đãi sạch vỏ, hạt lép, rồi đem nấu chín mềm, sau đó cà thành bột. Cùi dừa xanh sò thành sợi, cho vào chảo bắc lên bếp lửa than cháy liu riu, sên với đường cát cho đến khi đường tới, dẻo quánh đũa thì cho bột đậu vào.
Liên tục đảo đũa đến khi nhân có màu vàng sẫm, khô rời, mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Nhắc khỏi bếp, chờ khi nhân gần nguội, cho thêm nước muối và gừng để nhân ngọt dịu và dậy mùi, rồi vo thành viên tròn.
Tiếp theo, ngắt một ít bột nếp đặt vào lòng bàn tay, sau đó nhấn dẹt hoặc cán mỏng rồi cho phần nhân đậu xanh vào giữa túm kín lại.
Gói và hấp bánh
Trước khi gói bánh, bạn rửa sạch lá chuối rồi trụng qua nước sôi, hoặc phơi nắng cho mềm. Bôi một lớp dầu ăn lên mặt lá để lá không bị dính vào nhân bánh. Khoanh tròn lá chuối hình phễu, cho nhân vừa vo vào và gấp phần đáy lại là đã hoàn thành.
Cuối cùng, xếp bánh vào xửng hấp hoặc nồi hấp, hấp bánh khoảng 20 – 30 phút thì bánh chín, vớt bánh ra để nguội là có thể thưởng thức.
Thành phẩm
Bánh sau khi hấp xong, phần vỏ bánh đen nhánh bọc kín lấy nhân, khi ăn thật dẻo, thật mịn mà không dính răng. Ngoạm một miếng, ngậm mà nghe chút đắng của lá, cảm vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị béo của dầu, vị bùi của đậu, hương cay nồng của gừng, mới thấy thấm cái hồn của ẩm thực quê hương Bình Định.
Bánh ít lá gai Quy Nhơn Bình Định để được mấy ngày
Do bánh làm từ nguyên liệu tươi và không chất bảo quản, nên thời gian sử dụng ngắn hơn một vài loại bánh khác. Nếu bảo quản bên ngoài, thời hạn sử dụng tốt nhất của bánh là 3 ngày sau khi làm.
Nên để bánh ở nơi thoáng mát, khô ráo sẽ giúp bánh giữ được lâu hơn. Hạn chế để bánh dưới mặt trời quá lâu hoặc để ở những nơi có nhiệt độ cao thay đổi liên tục sẽ dễ dàng làm bánh bị hư.
Bánh được bảo quản trong tủ lạnh dùng sẽ lâu hơn, có thể để được trong khoảng 10 ngày. Đặt bánh vào hộp kín hoặc túi zip để tránh bánh bị hút ẩm hoặc ám mùi từ tủ lạnh.
Lưu ý: trước khi ăn bạn cần hấp lại bánh khoảng 5-10 phút để bánh mềm, dẻo như mới.
Với cách bảo quản bánh trên, bạn sẽ giữ được bánh thơm ngon, đảm bảo hương vị truyền thống và độ dẻo đặc trưng
Xem thêm bài viết:
Top các cửa hàng đặc sản Quy Nhơn uy tín