Bún song thằn hay bún song thần là một loại bún khô nổi tiếng của đặc sản Xứ Nẫu. Ban đầu, bún có tên gọi “song thằng” do khi làm bún, người ta kéo một lúc hai sợi bún song song, về sau bị đọc chệch thành “song thần”.
Bún song thằn Bình Định nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt, được làm từ nguyên liệu 100% đậu xanh nên giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe.
Người duy nhất còn nắm bí quyết gia truyền bao đời nay và còn sản xuất là bà Lý Thị Hương đã trên 70 tuổi, theo bà thì trong nước chỉ có mỗi thôn An Thái, thuộc xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn là còn chế biến loại bún tiến Vua này.
Các loại bún khác được làm chủ yếu từ bột gạo, riêng loại bún này được làm từ bột đậu. Trong đó, bún song thằn được làm từ đậu xanh có giá trị dinh dưỡng cao nhất và cũng mang hương vị đặc biệt nhất.
Thông thường, để có được 1kg bún song thằn, phải mất 1,2kg tinh bột. Bún có hai loại: bún tạ và bún duỗi. Bún tạ có hình vuông, mỗi cạnh chừng 30cm và sợi bún kéo đôi. Bún duỗi kéo ra thành sợi đơn dài hàng mấy chục mét cuộn lại theo hình số 8.
Mua bún song thần Bình Định ở đâu
Bạn muốn mua bún song thằn nhưng chưa biết địa điểm bán chính gốc? Hãy đến cửa hàng Dịch Vụ Xứ Nẫu – chuyên cung cấp đặc sản Bình Định được làm từ làng nghề truyền thống.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 61 Nguyễn Lữ, Ngô Mây, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định
Hotline: 0905 088 159
Khách hàng có thể đặt online qua số điện thoại trên, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi.
Cách làm bún song thằn
Nguyên liệu chuẩn bị
– 5 kg đậu xanh
– Nước sạch
Hướng dẫn cách làm
Bước 1:
Đậu xanh bạn đem phơi nắng cho thật khô rồi ngâm nước lạnh khoảng 24 giờ cho hạt đậu nở đều mới đem đi xay.
Trong quá trình xay bạn phải sử dụng nhiều nước và qua nhiều lần để bột lắng mới được phần bột như ý.
Khi xay bạn phải lưu ý để nước xay bột phải thật trong và mát, có như vậy sợi bún mới đạt chất lượng tốt.
Bước 2:
Khi xay bột xong, bạn phải lọc qua nhiều lần để có được tinh bột đậu xanh nguyên chất. Sau đó, tinh bột lại được đem đi phơi nắng cho khô trước khi làm bún.
Bước 3:
Sau khi tinh bột được phơi khô, bạn nhào bột với nước lạnh (theo kinh nghiệm của người dân thì phải lấy nước từ sông Côn thì mới cho ra những sợi bún mềm dai thơm ngon).
Cái khó là khi nhào bột phải dẻo, bột không được nhão mà cũng không khô. Nếu khô bún sẽ bị gãy còn nếu nhão thì bột dính vào nhau rất khó tạo hình sợi bún.
Nhào bột xong, bạn cho bột vào khuôn bằng đồng có nhiều lỗ li ti để ép, bột được ép thẳng vào nồi nước sôi. Khi sợi bún chín và chuyển màu trong nổi lên trên mặt nước thì người thợ dùng chiếc rổ tre vớt lên cho vào thau nước lạnh để bún nguội và dai.
Bước 4:
Vậy là quy trình chế biến bún song thằn đã hoàn thành, bây giờ là công đoạn đi phơi bún. Bún được xếp lên những tấm vỉ đan bằng tre nan và đem phơi khô.
Điểm khác biệt của loại bún này là không bao giờ dính tay, bún khi cho vào nước sôi không tan ra hay tạo hồ trong nước. Nước có màu trắng trong, khi ăn có độ dẻo và dai rất hấp dẫn.
Cách thưởng thức và bảo quản bún song thằn
Ngâm bún khô vào nước lạnh từ 5 đến 7 phút để bún mềm ra, sau đó có thể làm thành các món ăn đơn giản như bún song thằn xào lòng gà… ăn rất ngon.
Bảo quản bún nơi khô ráo thoáng mát, tránh ẩm ướt sẽ giữ được lâu hơn.
Nghề làm bún Song Thằn của người dân thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, An Nhơn đã có nguồn gốc lâu đời, đến nay vẫn được gìn giữ và phát triển hương vị của sản phẩm truyền thống đặc sắc, để lưu truyền cho con cháu đời sau.